Bí Quyết Thi Khối D
Khối D: bám nội dung quan trọng của từng môn


* Ở môn ngữ văn, khi ôn tập nhiều bạn vẫn sử dụng văn mẫu để bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc sử dụng văn mẫu như thế nào trong bài thi để nó không là "con dao hai lưỡi"?

* Bạn đã phân chia thời gian ôn tập như thế nào để đạt hiệu quả cao?

- Năm trước, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, mình dành hai ngày nghỉ ngơi để chuẩn bị tinh thần cho “cuộc chiến” mới. Sau đó, mình đã phân chia thời gian ôn tập như thế này: Ngoài những buổi luyện thi trên lớp thì quãng thời gian còn lại phân chia: Sáng học toán, chiều học ngữ văn và tối học Anh văn.

Cứ thế đều đều cho đến những ngày giáp thi. Trong thời gian ôn tập nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Khi luyện đề một môn nào đó nếu thấy mệt thì nên nghỉ một tì để lấy lại tinh thần. Không nên học liên tục cho đến ngày thi, Trước kỳ thi nên nghỉ ngơi vài ngày vì lúc đó học thêm sẽ làm kiến thức rối thêm.

Có ba từ mình muốn nhắn gửi đến các bạn sắp vượt vũ môn kỳ thi tuyển sinh ĐH sắp tới: Cẩn thận, bình tĩnh và tự tin.

- Mình nghĩ các bạn không nên lạm dụng quá nhiều sách văn mẫu. Đúng là nếu không cẩn thận, văn mẫu sẽ biến thành "con dao hai lưỡi": một mặt nó bổ sung nhiều kiến thức bên ngoài sách giáo khoa cho bài văn phong phú, nhưng bên cạnh đó nó cũng làm cho ta dễ bị phụ thuộc vào chính nó.

Văn là sáng tạo và chỉ nên sử dụng các sách văn mẫu để tìm hiểu thêm về tác phẩm, nhưng khi làm bài phải triển khai theo ý của mình chứ đừng nên chép nguyên văn.

Ở môn học này, mình đã hệ thống bài học theo từng giai đoạn văn học cụ thể. Nắm rõ hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung cốt truyện... Mỗi bài, mình soạn ra những vấn đề cần nắm bắt như nội dung, nghệ thuật. Cần chú ý dẫn chứng văn học là một trong những yếu tố làm cho bài viết trở nên sinh động nên phải nhớ các dẫn chứng, lời thoại nhân vật, lời bình của các nhà văn khác về tác phẩm càng nhiều càng tốt và vận dụng trong các trường hợp cụ thể.

Kinh nghiệm của mình khi làm bài thi môn ngữ văn là làm hai câu nghị luận văn học trước, sau đó mới làm câu nghị luận xã hội. Bởi với dạng câu hỏi nghị luận văn học thì kiến thức gói gọn trong tác phẩm, còn nghị luận xã hội kiến thức rất đa dạng nên sẽ dễ sa đà vào đề tài quá nhiều mà quên đi các câu hỏi khác trong đề thi.

* Nhiều bạn cho rằng môn toán khối D nhẹ hơn toán khối A,B. Bạn có dành nhiều thời gian cho môn này?

- Đề thi toán khối D nhìn thì có vẻ nhẹ hơn đề thi toán của những khối khác. Tuy nhiên đừng vì thế mà chủ quan. Phải tăng cường giải đề thi để tạo ra cho mình các kỹ năng trong việc đưa ra hướng giải quyết nhanh nhất cho bài toán.

Giải càng nhiều đề thi sẽ giúp bạn thích nghi hơn với cách ra đề cũng như các kỹ năng làm bài, phân chia thời gian một cách hợp lý để không lúng túng trước đề thi thật. Việc giải đề thi cũng là một cách để ôn tập kiến thức môn toán, khi đó mình sẽ hiểu được phần nào mình còn chưa vững để củng cố thêm.

Việc ôn luyện môn toán cần có một quá trình dài, sĩ tử nên "lập trình" cho mình cách ôn tập toán ngay từ đầu. Nếu chỉ chờ đến thi mới học sẽ khó đem lại kết quả như mong muốn. Nên hệ thống lại các kiến thức đã học trải dài từ chương trình lớp 10 đến lớp 12. Trong mỗi chương nên vạch ra và phân loại các dạng bài, cách giải. Khi đã nắm vững các kiến thức cơ bản thì hãy tiến hành làm một số bài tập nâng cao để có nhiều kinh nghiệm làm bài. Vào phòng thi, khi đọc xong đề cần xác định câu nào dễ và chắc chắn nhất thì sẽ ưu tiên làm trước. Không nên làm các câu khó ngay từ đầu vì nếu làm không được sẽ ảnh hưởng đến tâm lý làm bài.

* Học cấp III ở Trường THPT An Nhơn (Bình Định), nơi bạn cho rằng "học tiếng Anh còn nhiều hạn chế". Bạn chia sẻ gì với những thí sinh gặp nhiều khó khăn trong điều kiện học tiếng Anh ở kỳ thi sắp tới?

- Cần phải chăm, đó là cách chủ yếu trong việc luyện thi môn tiếng Anh của mình. Đặc thù của tiếng Anh là môn thi tổng quát, kiến thức trải rộng trong đời sống nên cần phải có một cách học thật hợp lý. Đối với từ vựng tiếng Anh, mình phải học liên tục. Ngoài những vốn từ cơ bản trong sách giáo khoa, mình trau dồi thêm các vốn từ bên ngoài.

Môn học này cần chăm chỉ và siêng năng, phải kiên trì làm nhiều bài tập và các dạng đề thi thì mới nâng cao được kỹ năng làm bài. Đặc biệt, các kỹ năng đọc hiểu, ngữ pháp, từ vựng phải đầu tư nhiều thời gian để nâng cao. Nói chung, môn tiếng Anh càng làm bài tập nhiều càng tốt vì kiến thức văn phạm hay từ vựng đều rất đa dạng.

Mình có kinh nghiệm thế này ở việc làm bài thi môn tiếng Anh: Sau khi đọc đề xong thì nên chọn các câu thuộc phần phát âm, ngữ pháp, từ vựng làm trước. Phần đọc hiểu là phần khó nhất trong đề thi, mất nhiều thời gian nhất để làm bài vì thế nên chọn phần này để giải quyết sau cùng.

=>TRANG CHỦ
No content for this blog yet.

XtGem Forum catalog